Ở Magestore, tất nhiên chúng mình có các vị trí với tên gọi là Business Analyst, làm việc với các developer trong các team cross-functional để phát triển sản phẩm, và triển khai giải pháp cho khách hàng.
Nhưng hiểu theo cấp độ rộng hơn của nghề Business Analyst thì tại Magestore, ai cũng đang đóng vai trò này.
Hãy cùng tìm hiểu về nghề Business Analyst tại Magestore ở các góc độ khác nhau và lắng nghe chia sẻ của những người làm BA thực chiến tại Magestore nhé.
Chị Vinnie, một Business Analyst với hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc ở Magestore chia sẻ: “
Khi nhắc đến Business Analysis (BA), hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến công việc của những người làm trong các công ty hoặc phòng ban công nghệ thông tin. Thực tế thì hoạt động phân tích kinh doanh lại nằm ẩn sâu trong rất nhiều công việc, lĩnh vực và ở nhiều cấp độ khác nhau. IT Business Analyst chỉ là một góc rất nhỏ trong muôn vàn những công việc áp dụng các kiến thức phân tích kinh doanh.”
Trong cuốn Business Analyst for Dummies của Paul Mulvey, Kate Mc Goey, Kupe Kupersmith (2013), cũng có nhắc đến 4 cấp độ của nghề BA.
Hiểu ở đây là những người ở vị trí lãnh đạo, đóng vai trò BA phân tích tình hình doanh nghiệp, phân tích thị trường để đưa ra những chiến lược, quyết sách ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp. Cấp độ này tương đương với CEO hay ban giám đốc, nhóm quản lý, hàng C-level của công ty.
Ở Magestore thì BA ở cấp độ enterprise chính là anh CEO của công ty. Tuy công ty hiện không còn các chức danh C-level, nhưng vẫn có những thành viên gạo cội, senior là chuyên gia về một mảng nào đó (Product, Marketing-Sales, Information System), họ sẽ đóng vai trò cùng thảo luận với CEO để phân tích và trả lời câu hỏi: “Đâu là hướng đi đúng đắn tiếp theo?” ở góc nhìn toàn cảnh.
Các BA ở cấp độ này hướng tới việc tối ưu hoạt động, các quy trình trong tổ chức, hoặc tại các phòng ban. Nếu ở cấp độ enterprise, BA như CEO, ban cố vấn tập trung vào chiến lược tổng thể thì ở cấp độ organization, BA sẽ quan tâm đến mục tiêu, lĩnh vực của phòng ban và liên phòng ban.
Ở Magestore thì BA ở cấp độ tổ chức hiện là team vận hành - Business Operation và các nhóm liên team (Product - Sales - Implementation). Các liên team này có chức năng cân bằng mối quan hệ lợi ích giữa các team trong công ty bằng cách phân tích và thiết lập các nguyên tắc, quy trình, quy chuẩn để giúp 2 hay nhiều team khác (product, marketing, sales, implementation) phối hợp với nhau hiệu quả hơn, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty.
Thách thức lớn nhất một BA cấp độ tổ chức gặp phải đó là các nhóm làm việc, các phòng ban có thể sẽ chưa thực sự quan tâm đến sự kết hợp (Integration) giữa các nhóm, phòng ban với nhau.
Ngoài ra, BA cấp độ tổ chức cũng sẽ đối mặt với sự xung đột vận hành giữa các phòng ban khi tiến hành thay đổi quy trình, hệ thống của trên quy mô toàn công ty.
Business Analyst ở cấp độ vận hành sẽ tập trung phân tích các hoạt động trong phạm vi phòng ban nhằm bổ trợ cho mục tiêu, định hướng ở cấp độ tổ chức.
Ví dụ ở Magestore, hiện có các BA đóng vai trò tư vấn cho các team Implementation (làm công việc triển khai dự án khách hàng) về quy trình quản lý dự án. Lúc này, các BA cấp độ vận hành sẽ cần hiểu rõ quy trình hoạt động của team triển khai, bằng cách quan sát công việc họ làm hàng ngày, rồi phỏng vấn, khai thác chi tiết phương thức họ đang quản lý dự án. Từ đó tư vấn cho họ các quy trình, công cụ để quản lý dự án hiệu quả hơn.
“Thách thức lớn nhất cho BA ở cấp độ vận hành là nắm bắt nhiều nhất có thể về mục tiêu được đề ra ở cấp cao hơn, từ đó đưa ra giải pháp đảm bảo không đi lệch mục tiêu đó. Thách thức thứ hai là việc tương tác với các thành viên ở chính các BA khác ở các phòng ban.”
Đây là cấp độ phân tích thấp nhất và là cấp độ mà nhiều người đều đang dùng thuật ngữ Business Analyst để ám chỉ. Họ được gọi là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Nhiều người làm ở các dự án phát triển công nghệ, phần mềm làm ở vị trí IT business analyst, thực chất chính là BA ở cấp độ này.
Ở Magestore, kỹ năng phân tích nghiệp vụ kinh doanh được coi là kỹ năng toàn dân ai cũng cần phải biết, không ít thì nhiều. Các hoạt động phân tích kinh doanh ở cấp độ dự án ấy có thể ẩn sau một số vị trí tại Magestore như quản lý dự án (Project Manager), thành viên đội phát triển (development team). Trong một dự án, họ là những người nắm được phạm vi dự án, tìm hiểu, đào sâu nhu cầu/yêu cầu của khách hàng, và vạch ra giải pháp giúp khách hàng thành công.
Có rất nhiều bài viết nói về chủ đề này, Magestore cũng đã từng chia sẻ về chủ đề BA cần học gì tại trang web chia sẻ tri thức của chúng mình.
Ở đây chúng mình sẽ đề cập một vài điểm quan trọng trong mindset, và kỹ năng giúp bạn thành công ở vị trí Business Analyst tại Magestore.
Nếu bạn đã làm trong ngành công nghệ thông tin thì chắc không thể không biết tới agile.
Agile là một tư duy thiết kế tổ chức, quản lý công việc linh hoạt giúp phát triển các sản phẩm phức tạp như phần mềm, nhằm thích ứng nhanh với các thay đổi.
Người có agile mindset là người có
Đó là quan điểm mà một người gạo cội trong việc thực hành agile trên thế giới đã lý giải về agile mindset.
Nếu tương tác với các thành viên Magestore, đặc biệt tiếp xúc với những người sống agile nhất của chúng tôi, bạn sẽ thấy họ là người không ngừng học hỏi, với đầu óc cởi mở, luôn sẵn sàng đón nhận các thử thách và sự thay đổi. Họ luôn thể hiện đúng embracing change - một trong 6 giá trị cốt lõi của Magestore.
Không chỉ vậy, với tư duy agile, lối sống agile, tinh thần agile mọi lúc mọi nơi, họ còn rất thực tế khi đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống chứ không chỉ nói lý thuyết xuông. Luôn tìm cách vận dụng, biến đổi những lý luận họ nạp được để áp dụng được vào các trường hợp cụ thể.
Điều này thể hiện rõ trong các trang viết, kinh nghiệm, tri thức chia sẻ của các thành viên Magestore trên trang web Magestore Insights. Bạn có thể ghé đọc để hiểu hơn về cách Magestore sống với các triết lý agile như thế nào nhé.
Một danh sách các kiến thức và kỹ năng cần thiết của nghề BA đã được liệt kê tại kho tri thức của chúng mình. Đây cũng là danh sách chúng mình tham khảo từ cuốn BABOK III - một cuốn sách chuyên môn phải đọc dành cho người muốn theo đuổi nghề BA.
Đọc hiểu thôi chưa đủ, các technique kiến thức này cần mang vào thực tế vận dụng để trở thành kỹ năng nằm lòng của bạn trong mọi tình huống phải giải quyết vấn đề.
Trong một thế giới thay đổi như vũ bão, nhất là trong thế giới công nghệ, thì thay đổi là chuyện xảy ra rất tốc hành. Nếu không học hỏi và thu nạp kiến thức mới, unlearn - loại bỏ kiến thức lỗi thời, không còn phù hợp thì bạn sẽ không thể sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới và xu hướng mới của thời đại.
Như đã nói ở trên với agile mindset, để nhanh chóng thích nghi với văn hóa làm việc tại Magestore, bạn sẽ cần sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi và tiến hóa cùng luồng thay đổi đó. Đặc biệt ở một công ty công nghệ như Magestore, chúng tôi lại càng mong muốn được làm việc với các bạn Business analyst có tinh thần yêu sự đổi mới, yêu công nghệ mới.
Vì chỉ có lòng say mê, hứng thú với những công nghệ mới, xu hướng mới, tri thức mới, chúng ta mới có thể đưa ra những phát kiến mới, những giải pháp mới, độc đáo, sáng tạo cho công ty và cho cộng đồng.
Kể cả khi bạn bước chân vào Magestore, tình yêu công nghệ mới đang ở mức nhen nhóm. Nhưng sau một thời gian tương tác với công nghệ, tình yêu này của bạn sẽ lớn dần lên và trở thành một niềm vui mỗi ngày khi được tiếp xúc và trải nghiệm các công nghệ mới, công cụ mới lạ.
Vì sao lại là kỹ năng truyền thông?
Kỹ năng truyền thông hiểu đơn giản là học viết, học lắng nghe và học phát biểu.
Trong cuốn sách Một đời như kẻ tìm đường, GS Phan Văn Trường, là một người có hơn nửa đời người bôn ba ở nước ngoài, nắm giữ cương vị quản lý cấp cao của nhiều tập đoàn lớn, đề cập đến kỹ năng này như là một trong kỹ năng mềm thiết yếu trong thời đại 4.0.
Ngay từ thuở đi học trên ghế nhà trường, chúng ta đã học và tập tành phát biểu, viết sao cho biểu đạt được ý kiến của mình. Nhưng nếu chúng ta không rèn giũa thường xuyên, mà bỏ quên chúng, coi chúng không đáng để thực hành thì những kỹ năng này sẽ mai một.
Có lẽ bạn cũng quên mất vì sao lại phải thực hành kỹ năng này?
Không có lắng nghe, thấu hiểu người khác thì làm sao chúng ta cộng tác được với người khác để làm ra những giá trị lớn hơn.
Vụng về khi nói năng, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, làm sao chúng ta giúp người khác hiểu và ủng hộ mình?
Ngại và lười trong việc viết lách, chia sẻ tri thức bằng những con chữ, làm sao chúng ta có thể lan truyền ý tưởng và sự thông thái của chúng ta, rồi để cho các thế hệ tiếp nối.
Hãy nghĩ về ý nghĩa của kỹ năng truyền thông. Ở Magestore, giờ đây chúng mình thực sự quan tâm đến việc trau dồi kỹ năng này. Ai cũng cần biết bày tỏ ý kiến của mình, bằng lời nói, bằng một bài thuyết trình ngắn, qua video trên youtube, hay qua các bài viết trên forum tri thức nội bộ.
Nếu bạn cảm thấy mình muốn phát triển bản thân, theo đuổi sự nghiệp của 1 Business Analyst thực thụ, không chỉ dừng ở cấp độ dưới mà còn ở cấp độ cao hơn nữa như chúng tôi đề cập ở trên, hãy chat với chúng tôi ngay tại trang này nhé.
Xin cảm ơn bạn đã đọc và tìm hiểu về cách chúng mình xây dựng đội ngũ Business Analyst trong công ty.